Nai nịt kĩ càng
Nhà vừa chuyển về khu đô thị Linh Đàm nhưng hai con tuổi mầm non và tiểu học hiện vẫn đang học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội nên vợ chồng anh Quang Huy buộc phải tính phương án đưa con đến trường dù biết trời có thể lạnh dưới 10 độ C.
Nhà cách trường tiểu học của con hơn 4km, sợ con lạnh trên đường đi nên vợ chồng anh chị đã chuẩn bị đầy đủ từ quần áo ấm, khẩu trang, găng tay, mua mũ bảo hiểm cóc kính cho con.
Điều anh chị cũng ngại là phải đánh thức con dậy sớm từ 5h30 rồi dậy ăn cơm và đến lớp.
![]() |
Ảnh minh họa. Trong ảnh: Học sinh tại Trường TH Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội ấm áp trong chăn ấm ở trường. Ảnh chụp tháng 11/2011. (Ảnh: Tú Uyên) |
Chị Mai Phạm, có con đang học Trường MN Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội cho biết dù trường gần nhà, đi chừng 5 phút nhưng trời lạnh, chị phải nai nịt kỹ càng cho con.
Bé sẽ được mẹ chuẩn bị cho mũ len trùm kín đầu và che tai, khăn len quàng cổ, tất, găng tay. Dù có khăn len nhưng các cháu vào lớp thường không quàng khăn vì sẽ vướng nên chị sẽ phải mặc một chiếc áo cao cổ để lúc nào cổ của con cũng được ấm.
Áo của con chị cũng phải nhiều lớp: áo lót, áo len, một chiếc áo phao ghi-lê bên ngoài, khi đi đường thêm một chiếc áo phao dài tay.
Theo chị Mai Phạm: “Mặc nhiều lớp sẽ ấm hơn và nếu trong lớp con hoạt động nhiều nóng tới đâu cô sẽ cởi bớt tới đó mà không sợ con bị lạnh, kiểu như bóc hành. Chứ nếu mặc một cái dày sụ luôn thì khi nóng cũng không dám cởi, cởi là lạnh”.
Anh Quang Huy cũng cho biết anh còn quan tâm nước uống của con có nước ấm không vì đa phần các bé thời tiết này đều bị ho, không được uống nước lạnh.
1001 cách xoay xở của phụ huynh
Anh Đức Thanh, nhà ở Dương Nội, quận Hà Đông cho biết gia đình đã llên kế hoạch cho các phương án đưa đón con đi học vào sáng 25/1.
Theo đó: “Nếu bản tin thời tiết lúc 6h15 dưới 10 độ C, hai con nhỏ tuổi mầm non và tiểu học được nghỉ thì anh chị buộc phải khóa cửa, để các con chơi ở nhà. Nếu nhiệt độ xuống sâu, dưới 7 độ C, mẹ các cháu là giáo viên THCS sẽ được nghỉ để ở nhà trông con.
Trong khi đó, chị Nguyễn Hà ở khu đô thị Mỹ Đình cho biết từ ngày 24/1 chị đã phải gọi điện cho người nhà ở Hà Tĩnh ra Hà Nội trông cháu giúp.
“Tuy nhiên người nhà cũng chỉ giúp được một vài ngày. Nếu tình hình kéo dài có thể tôi sẽ phải thuê người giúp việc theo giờ”.
Gia đình anh Xuân Việt phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Việc trẻ được nghỉ là việc khiến vợ chồng tôi đau đầu. Tôi làm lính quân đội, vợ làm công nhân, nhà vẫn phải đi thuê”.
Đắn đo mãi cuối cùng anh đành phải sang nhà hàng xóm gần đó nhờ trông hộ nếu các cháu được nghỉ. May mắn khi đề nghị này của anh được đồng ý vì gia đình nhà bên có bà nội ở nhà trông cháu.
Chị Quý Hiên, nhà ở tập thể 918 phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội cho biết nếu trời quá lạnh, chị sẽ cho hai con gái học lớp 3 và lớp 5 nghỉ ở nhà. Chị cũng sẽ xin nghỉ ở nhà buổi sáng, nấu cơm và chuẩn bị đồ ăn cho con. Chị lớn sẽ được mẹ hướng dẫn học bài, tập đàn. Còn em nhỏ sẽ đọc sách hoặc vui chơi tự do. Sau khi “ổn định tình hình” chị sẽ phải lên cơ quan, để hai chị em tự lo.
Còn chị Hòa đang bán hàng tạp hóa tại chợ Mơ, Hà Nội thì cho biết có thể chị sẽ phải đóng cửa hàng, nghỉ ở nhà để chăm hai con đang học tiểu học nếu các cháu không đến trường. “Tết nhất nhiều hàng hóa, việc bộn bề nhưng các con quấy mình cũng không đành khóa cửa nhà để con tự chơi được” – chị Hòa tâm sự.
Trường học lên phương án
Để chống chọi với thời tiết, nhiều trường mầm non ở các quận nội thành Hà Nội đã tích cực chuẩn bị, đảm bảo giữ ấm cho trẻ. Các trường đã trải đệm xốp, hoặc trải thảm lên sàn gỗ để trẻ không bị lạnh.
Các lớp học bật điều hòa chế độ ấm; thức ăn, nước uống đảm bảo nóng và bổ sung thêm chăn ấm. Một số trường mầm non cũng nới giờ đón, trả trẻ để phụ huynh có thể đưa muộn, đón sớm hơn thường lệ.
Trong khi đó, các trường tiểu học cũng tăng cường hệ thống sưởi ấm như điều hòa hai chiều, đèn điện... trong những ngày này để đảm bảo cho sức khỏe của học sinh khi tới trường.
Hiệu trưởng Trường TH Thành Công B, quận Ba Đình, Hà Nội bà Phạm Thị Yến cho biết: “Ngay khi nhận thông báo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội, trường đã họp để phổ biến tới giáo viên. Phụ huynh cũng được thông báo qua sổ liên lạc điện tử. Trường cũng dán thông báo bên ngoài trường để phụ huynh biết”.
Bản thân bà Yến trong chiều 24/1 đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình cửa kính, chăn ấm cho học sinh. Hệ thống điều hòa đã được trường gọi thợ đến bảo dưỡng trong hai ngày cuối tuần 23/1 và 24/1. Trường cũng có người trực để thông báo cho phụ huynh nếu họ không để ý các thông báo về việc nghỉ học của trò.
“Nếu phụ huynh không có điều kiện đón con về nhà thì trường đã có bố trí phòng ấm để giữ các con. Các cô sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ” – bà Yến cho hay.
Lãnh đạo một số trường mầm non, tiểu học cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, ngoài việc phòng, chống rét, trường cũng đã cắt bỏ các giờ thể dục ngoài trời, lùi thời gian tham quan, dã ngoại.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương – Hiệu trưởng Trường TH Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết thêm: “Các giáo viên và bộ phận thường trực của trường vẫn tới trường như bình thường nếu trời lạnh sâu. Trường cũng phối hợp chặt với đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú để họ không nấu thừa đồ ăn khi số học sinh tới lớp ít. Bữa ăn cũng phải đủ ấm, nóng để đảm bảo sức khỏe cho trò”.
Văn Chung
Anh hỏi Lý: “Làm thế nào mà gia đình anh mọi người luôn sống hài hòa với nhau vậy?”.Lý trả lời “Bởi vì chúng tôi thường hay mắc sai lầm”. Nghe vậy, Vương trở nên bối rối. Ngay sau đó, cô con dâu của Lý đi đến và bị ngã trên sàn bếp.
Vợ Lý, đang lau sàn nhà lúc đó, đã chạy tới và đỡ cô con dâu đứng dậy. “Là lỗi tại mẹ”- bà nói. “Mẹ đã dùng hơi nhiều nước và sàn nhà đang rất ẩm ướt”. Con trai của Lý cũng chạy tới với vẻ mặt hối lỗi: “Tất cả là tại anh. Anh đã quên nói với em là mẹ đang lau nhà”. Cô con dâu đứng dậy và tự trách mình: “Không phải đâu ạ, là lỗi của con. Con đã không cẩn thận”.
Chứng kiến cảnh này, Vương đã hiểu ra.
Nhiều năm sau, ngôi làng thuở xửa giờ đã trở thành một thành phố và con cháu của Vương vẫn sinh sống tại đó. Trong gia đình, một cô gái 12 tuổi đã hỏi mẹ: “Tại sao chúng ta phải đi lại trong nhà thật cẩn thận như thể dưới sàn nhà có mìn vậy mẹ?”
Mẹ cô bé mỉm cười: “Gia đình ông Lin sống ở tầng dưới và sàn nhà của chúng ta là trần nhà của họ. Nếu chúng ta dậm chân mạnh sẽ làm phiền tới ông bà Lin. Nếu chúng ta đánh thức ông bà vào ban đêm, ông bà sẽ rất khó ngủ trở lại.”Cô bé bĩu môi:“Vậy tại sao gia đình sống ở trên chúng ta không nghĩ như thế ạ? Họ lúc nào cũng phát ra tiếng động ầm ĩ ?”.
Người mẹ từ tốn trả lời:“Bởi vì họ có một cậu con trai 3 tuổi. Tất nhiên là cậu bé cần phải chạy nhảy nhiều cho lớn”.Cô bé mỉa mai nhiều hơn. “Vậy chúng ta phải chấp nhận hả mẹ?!” Người mẹ xoa đầu cô, mỉm cười và nói một cách chắc nịch:“Con gái bé nhỏ, quan tâm tới người khác là điều đáng khen ngợi nhất trong cuộc sống”.
(Sưu tầm)
" alt=""/>Vì thường mắc sai lầm nên gia đình tôi luôn hòa thuậnHơn 10 năm nuôi con còi cọc, cùng với những khó khăn của một người mẹ một mình nuôi hai con giữa Sài Gòn, hẳn là khoảng thời gian đó đối với chị không khác gì một “cuộc chiến”?
- Đúng vậy, nhưng là chiến với chính bản thân mình!
Ngày đó, kiến thức nuôi dạy con, chăm sóc con không nhiều như bây giờ. Trào lưu con béo khỏe thì ám ảnh các bà mẹ trẻ dữ dội. Con còi cọc, biếng ăn, lại thêm thiếu kiến thức nuôi con nên việc chăm sóc cho bé càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tôi rất điên loạn, ở nhà cáu con, gắt chồng, lên cơ quan mặt mũi nhăn nhó.Tôi biết mình sai trầm trọng, nhưng không biết sai ở điểm nào và làm thế nào cho đúng.
![]() |
Nhà báo Thu Hà (bìa phải) |
Thế rồi, trong cơn cùng quẫn đó, có những biến cố đã xảy ra đã khiến mình phải nhìn lại tất cả:
Ám ảnh phải tăng cân cho con khiến mình kêu gào trên mạng xã hội: “Tôi nuôi con sai rồi, cứu mẹ con tôi với!”. Chính sự cầu thị trong nước mắt đó đã giúp mình có cơ duyên đến với những nguồn thông tin đúng đắn về nuôi con khoa học.
Cũng vào thời điểm đó, một người bạn của tôi, xinh đẹp, thành đạt, bị trầm cảm. Rồi liên tục mấy ngôi sao giải trí ở Việt Nam và Hàn Quốc tự tử.Tôi rất sốc và phải đi điều trị tâm lý. Nhưng nó cũng tôi giật mình tự hỏi: Đâu là điều thực sự cần thiết đối với một người? Thành đạt, giỏi giang nhưng chưa chắc đã hạnh phúc. Vậy đâu mới là cái gốc của hạnh phúc?
Mình đã không chú ý gì đếnsức khỏe tinh thần mà chỉ chăm chăm “áp bức” cái dạ dàycủa con. Mình đã không chấp nhận con, yêu thương con như tính khí, bản thể con vốn có mà cứ cố sức điều khiển, ép buộc con theo những cái mà mình cho là đúng, là tốt cho con. Kết cục là cả mẹ và con đều đổ nước mắt.
Và thay vì cố gắng “nhào nặn” con về cả tinh thần và thể chất, chị đã tự thay đổi để “nhào nặn” lại mình?
- Tôi nhận ra, phải thay đổi chính cách nuôi con của mình chứ không phải là thay đổi con. Tôi phải đi học thật sự, những kiến thức nền về phát triển tâm lý lứa tuổi,học kỹ năng làm cha mẹ. Tôi biết cách cứ xảy ra mâu thuẫn hay gặp vấn đề khó là dừng lại, đi hỏi chuyên gia và bạn bè. Nếu được tư vấn chuẩn xác thì tuyệt vời, nếu không mình cũng có thời gian nguội đi, bình tĩnh lại.Nhờ vậy, sự hiểu biết của mình cứ đầy dần lên.
Từ đó, tôi từ bỏ hẳn việc ép con ăn. Tôi quẳng hết tất cả thước đo chiều cao, cân nặng ra khỏi việc nuôi con, tự giải phóng mình trước những áp lực con béo khỏe hay con phải rèn luyện được thói quen này, kỹ năng nọ. Tôi rũ bỏ mọi bất hạnh của đời sống riêng, tự cho phép mình và con tận hưởng những ngày tháng thoải mái, vui vẻ và bình yên nhất.
Tôi rất thông cảm với các bà mẹ. Thực sự, phụ nữ Việt Nam vẫn đang còn khổ quá! Các mẹ chịu áp lực từ nhiều phía trong xã hội: công việc, bổn phận dâu con, làm mẹ, làm vợ,…Đôi khi, áp lực đó đến từ họ hàng, làng xóm, từ thầy cô giáo của con.Vì thế, tôi hiểu rằng, bản thân mẹ càng bình yên, con càng vững chãi.
Mẹ bình an thì con mới dám thử và dám sai, dám chinh phục và khám phá, mẹ bình an thì con dám bộc lộ mình, để rổi từ từ hiểu chính mình. Mẹ bình an thì con mới thích gần mẹ, thích tâm sự với mẹ, thích làm bạn với mẹ. Mẹ bình an thì con mới học được cách bình an. Và bình an là yêu cầu vô cùng quan trọng trong thời đại sau này, khi áp lực cuộc sống ngày càng khó khăn.
Đó có phải là lí do chị luôn nhấn mạnh quan điểm rèn luyện “con tự lập, mẹ tự do”, giúp mẹ có đủ sức bền đồng hành cùng con?
- Cách đây hơn 15 năm, báo chúng tôi thường viết về những tấm gương thủ khoa.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của các bạn ấy, tôi nhận thấy nhiều thủ khoa khi ra đời không giữ được phong độ.
Nhiều người mà tôi biết, họ có thể học rất giỏi, nhưng khi bước vào cuộc sống, họ không còn dẫn đầu nữa.
Tôi cho rằng điều quan trọng nhất đối với mỗi người là hiểu được giá trị của mình. Khi con tự làm, tự lập, con sẽ học được cách giải quyết từng vấn đề và nhận ra giá trị của mình thông qua từng việc nhỏ, giúp con rèn luyện phẩm chất, tính cách cần thiết để bước vào cuộc sống sau này.
Cuộc sống có vô vàn những bài toán cần con biết tìm ra cách giải. Tôi cho rằng, nhiều bạn khi nhỏ quá tập trung vào việc học mà không rèn luyện được tính cách, mà tính cách mới quyết định sự thành công của một con người.
Xã hội mình bị một vấn đề: nếu bạn nào đó học giỏi sẽ được tung hô. Chúng ta chỉ chú ý vào cái giỏi đó và sẵn sàng châm chước cho những cái sai, cái khiếm khuyết. Chính vì thế, nếu các bạn ấy không đủ tỉnh táo và hiểu biết để rèn luyện mình thì khi ra đời sẽ bị đập cho tan nát.
Có khi nào chị nghĩ rằng khả năng tự lập của con tốt khiến con tự tin (hoặc là do quen với câu thần chú “con nghĩ đi, mẹ không biết”) mà sinh chán, không hỏi mẹ nữa? Khi các con đến tuổi dậy thì, tuổi cần định hướng nhiều, cần chỉ dẫn nhiều thì con sẽ thiếu kết nối với mẹ hoặc mẹ không phải là người con muốn hỏi?
- Có một người bạn nói với tôi một câu rất hay rằng: Quyền được quyết định quan trọng hơn chất lượng của quyết định.
Đối với các con tôi, mẹ Hà vẫn là to nhất! Trộm vía là hai cô con gái tôi nói rất nhiều, thậm chí chúng nói hết cả phần mẹ và mẹ chỉ ừ hử!
Bên cạnh việc yêu cầu “con nghĩ đi” thì tôi luôn bên con, lắng nghe và chia sẻ với con mọi chuyện trong cuộc sống. Trước đây, khi tôi quá căng thẳng trong việc dạy dỗ con thì gần như luôn nhận về những kết quả tiêu cực. Nhưng khi đạt được trạng thái cân bằng, không thiên lệch về bên nào, cả tôi và con đều hạnh phúc. Tôi không sử dụng duy nhất một phương pháp, không cứng nhắc trong việc rèn luyện cho con. Nhiều phương pháp phải song hành cùng với nhau.
Dường như cha mẹ luôn nhận thức và hiểu về con chậm hơn so với sự phát triển của con. Đây có phải là vấn đề khiến cha mẹ chưa hiểu con? Dẫn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nảy sinh mâu thuẫn?
Đúng là như thế.
Kể cũng khổ cho tụi trẻ con! Tôi làm ở báo Hoa học trò nên được nghe chúng kể đủ thứ chuyện. Những chuyện bố mẹ không bao giờ biết được như lesbian, gay, chuyện bỏ học, yêu đương, điểm kém, quan hệ tình dục… Những chuyện như vậy nếu bố mẹ biết được thì chúng…chết liền nên không bao giờ chúng kể.Ở nhà, chúng vẫn sắm vai là đứa con ngoan ngoãn, vâng lời vì chúng biết rằng chỉ có như thế, bố mẹ mới để cho chúng yên.
Cha mẹ nào cũng yêu thương , lo lắng cho con nhưng nhiều người không thực sự hiểu con cần gì, thành ra không phù hợp với con cái, khiến chúng vùng vẫy trong chính tình thương của bố mẹ.
Chị có cho rằng phụ nữ Việt Nam rất quan tâm đến việc nuôi dạy con và chịu khó cập nhật kiến thức hiện đại còn đàn ông thì ít hoặc không? Theo chị, việc này ảnh hưởng như thế nào đến con cái?
- Ở Israel tôi thấy trẻ em được các ông bố đưa đi chơi rất thường xuyên, hình như còn nhiều hơn các bà mẹ. Ở khu vui chơi trẻ em, trong bảo tàng khoa học khu trẻ em, đều có rất nhiều ông bố, có ông bố trông cùng lúc 2 đứa nhỏ mới biết bò và mới chạy lẫm chẫm. Khi không cho con bò nữa thì ông ấy cắp ngang con vào nách rồi cho đi xem các trò chơi thí nghiệm khoa học trong bảo tàng.
Một nghiên cứu của ĐH Havard, trên mấy chục ngàn người, sau mấy chục năm liền thì thấy những đứa trẻ được học và chơi với bố nhiều thì có chỉ số IQ và chỉ số EQ cao hơn trẻ chơi với mẹ nhiều.
Trẻ con đa số thích chơi với bố hơn chơi với mẹ, vì bố nhanh nhẹn hơn, khỏe mạnh hơn, phóng khoáng hơn, tự do hơn. Bố cũng thích tò mò, thích chinh phục cái mới. Bố liều lĩnh hơn, giao trách nhiệm cho con nhiều hơn, không quá sợ hãi tùm lum thứ như mẹ, bố ít bị ám ảnh bởi đồng hồ, cháo sữa, quần áo dơ, đứt tay chân, ốm sốt… nên trẻ con rất thích, và nó cũng rất tốt cho sự phát triển cuả trẻ. Theo tôi, đàn ông sexy nhất là khi đang chơi với con!
Cảm ơn chị vì những chia sẻ thú vị!
XEM THÊM:
>> Cách dạy con kiểu "Cộng hòa" của Donald Trump" alt=""/>Nhà báo Thu Hà: “Tôi từng điên loạn khi con cứ còi cọc mãi…”